Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng. cận lâm sàng và hiệu quả sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn - TS.BS. Nguyễn Đức Phúc - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Phiên Hồi sức thần kinh – Chống độc – Ngoại khoa - Hội nghị HSCCCĐ VN 2023

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng. cận lâm sàng và hiệu quả sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn

TS.BS. Nguyễn Đức Phúc - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Hội nghị khoa học toàn quốc Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam 2023

Địa điểm: Khách sạn White Lotus Huế Thời gian: 06-07/4/2023

 

Tóm tắt báo cáo 

 Đặt vấn đề: Rắn lục tre cắn là một cấp cứu thường gặp ở nước ta và trên toàn thế giới. Nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh nhân nhiễm nọc độc rắn có thể bị ngộ độc, gây nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Rắn lục tre cắn gây bệnh cảnh đa dạng, một số trường hợp tại chỗ rất nhẹ nhưng triệu chứng toàn thân rất nặng. Nhiều trường hợp rơi vào tình trạng đông máu nội mạch rải rác và tử vong do chảy máu não, đặt ra nhiều khó khăn và thách thức nếu như không được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp ưu việt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn và đánh giá hiệu quả sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2021 – 2022

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân rắn lục cắn từ 08/2021 đến 08/2022 cho thấy các triệu chứng rắn lục tre cắn gây đau tại vết cắn và có móc độc 100%, sưng nề 55,3%, xuất huyết 31,6%, bọng nước 7,9% và hoại tử tại vết cắn 5,3%. Fibrinogen giảm 73,7%, giảm số lượng tiểu cầu 26,3%, PT kéo dài 23,7%, tăng INR 26,3%, aPTT kéo dài 5,3%. Hiệu quả huyết thanh kháng nọc rắn: triệu chứng sưng nề cải thiện sau 12 giờ và 24 giờ là 81% và 100%, triệu chứng xuất huyết cải thiện sau 12 giờ và 24 giờ là 91,7% và 100%. Điểm đau giảm trước điều trị là 4,29, sau 12 giờ là 3,03 và sau 24 giờ là 1,92. Số lượng tiểu cầu, PT, aPTT và Fibrinogen cải thiện hơn sau khi dùng huyết thanh kháng nọc rắn 12 giờ, 24 giờ, tỷ lệ tác dụng phụ thấp 2,6%

Kết luận: Triệu chứng lâm sàng rắn lục tre cắn gây đau tại vết cắn, sưng nề, xuất huyết, cận lâm sàng bao gồm giảm số lượng tiểu cầu, tăng thời gian đông máu và phổ biến nhất là giảm giá trị fibrinogen. Huyết thanh kháng nọc rắn lục tre cải thiện triệu chứng sưng nề, xuất huyết, giảm đau nhức tại chỗ, cải thiện các yếu tố đông máu và an toàn

 

Hội nghị HSCC 2023

Bình luận


Tin tức khác

 Đang online: 26
 Lượt truy cập trong ngày: 362
 Tổng số lượt truy cập: 1891638

Thông báo thay đổi địa chỉ Email của Hội hồi sức cấp cứu và chống độc VN
14:30 23/11/2016
Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ, trao đổi văn bản, tài liệu phục vụ hoạt động của Hội. Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam thông...

Thông báo về việc tổ chức hội nghị khoa học chuyên ngành hồi sức cấp cứu và chống độc
14:25 23/11/2016
Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam xin gửi tới toàn thể các Quý vị đại biểu lời cảm ơn chân thành về sự ủng hộ và đóng góp nhiệt tình cho...

Chương trình hội thảo chuyên đề lọc máu liên tục trong hồi sức tích cực tại khách sạn Melia 16/12/2016
09:21 22/11/2016
Chương trình hội thảo chuyên đề lọc máu liên tục trong hồi sức tích cực dự kiến tổ chức vào Thứ 6, ngày 16/12/2016 tại Khách sạn Melia, Số 44B Phố Lý Thường Kiệt, Hà...